Văn hoá doanh nghiệp là gì?
Văn hóa trong doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, niềm tin, hành vi và chuẩn mực mà các thành viên trong một tổ chức cần có. Văn hóa này ảnh hưởng đến cách mà các nhân viên tương tác với nhau, với khách hàng, và với các bên liên quan khác. Văn hóa doanh nghiệp có thể là một yếu tố quyết định sự thành công hoặc thất bại của một doanh nghiệp.
Phân loại văn hóa doanh nghiệp:
Khi nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp, hai giáo sư trường đại học Michigan tại Hoa Kì đã nghiên cứu và công bố 4 loại hình văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá gia đình, văn hoá sáng tạo, văn hoá thị trường và văn hoá phân cấp. Cùng WowUp phân tích về 4 loại hình văn hoá này nhé!
Văn hóa gia đình (Clan Culture):
- Đặc điểm: Nhấn mạnh vào sự hợp tác, giống như một gia đình. Tổ chức tập trung vào phát triển con người, sự gắn kết và giao tiếp.
- Ưu điểm: Loại văn hoá này giúp gắn kết con người trong cùng một tổ chức với nhau, môi trường luôn thân thiện và tạo cảm giác gần gũi với nhân viên. Điều này giúp tâm trạng các nhân viên thoải mái, họ sẽ tích cực cống hiến dựa trên sự tự nguyện.
- Nhược điểm: Chính bởi ưu điểm trên mà cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi. Khi nhân viên đã quen thuộc với quan điểm làm việc như môi trường gia đình ấy, sự phát sinh giao tiếp những chủ đề không cần thiết là rất cao, dẫn đến hiệu suất làm việc kém hiệu quả. Đồng thời, khi xem xét những vấn đề về quản lí con người, tổ chức sẽ bị chi phối bởi tình cảm cá nhân.
Văn hóa sáng tạo (Adhocracy Culture):
- Đặc điểm: Nhấn mạnh vào sự sáng tạo, đổi mới và thử nghiệm. Tổ chức khuyến khích sự linh hoạt và chấp nhận rủi ro, thường phù hợp với những doanh nghiệp, tổ chức mang tính chất kinh doanh.
- Ưu điểm: Nhân viên có thể thoả sức đổi ý, sáng tạo ý tưởng mà không lo bị giới hạn khả năng, phát huy được tối đa nguồn lực và trí tuệ của toàn doanh nghiệp, xứng đáng với chi phí bỏ ra về mặt nhân sự.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, nhược điểm của loại văn hoá này luôn xuất hiện, bởi tính chất sáng tạo là đổi mới. Mọi thử nghiệm mới luôn có khả năng thất bại cao, vì vậy dẫn đến mất sự ổn định và tốn kém cho doanh nghiệp. Đặc biệt, với những nhân viên chưa đủ chuyên môn, họ sẽ bị áp lực bởi sự sáng tạo, đổi mới liên tục.
Văn hóa thị trường (Market Culture):
- Đặc điểm: Tập trung vào sự vào cạnh tranh, kết quả và thành tích, luôn hướng tới mục tiêu và hiệu quả kinh doanh.
- Ưu điểm: Nhân sự luôn tập trung vào mục tiêu công việc để đạt được thành quả sớm nhất, tạo ra môi trường làm việc hăng say, đem đến kết quả được như mong đợi.
- Nhược điểm: Điểm yếu của văn hoá này là do luôn có sự cạnh tranh, khiến cho môi trường làm việc và thị trường độc hại. Bên cạnh đó, sức khoẻ và tâm lý nhân sự cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do dự cạnh tranh quá nhiều.
Văn hóa phân cấp (Hierarchy Culture):
- Đặc điểm: Nhấn mạnh vào cấu trúc, quy trình và hiệu quả. Tổ chức có hệ thống và quy tắc rõ ràng để đảm bảo hoạt động trơn tru, tuân theo cấu trúc có sẵn chứ không có sự đổi mới.
- Ưu điểm: Do cấu trúc vận hành doanh nghiệp đã có sẵn, chỉ cần áp dụng cho đến khi hoàn thành công việc, bên cạnh đó, nhân viên cũng cảm thấy yên tâm hơn bởi đã có định hướng sẵn, không cần phải sáng tạo chờ đợi rủi ro.
- Nhược điểm: Sự sắp xếp sẵn cấu trúc vận hành khiến môi trường làm việc bị cứng nhắc, điều này là điểm trừ đối với những nhân viên luôn có sự đổi mới, sáng tạo.
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Là nền tảng cho sự phát triển bền vững: Văn hóa doanh nghiệp giúp tạo ra sự gắn kết, đoàn kết giữa các thành viên trong tổ chức, tạo ra môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh: Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tạo nên sự khác biệt, độc đáo của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài, tạo dựng uy tín với khách hàng và đối tác.
- Thúc đẩy hiệu quả hoạt động: Văn hóa doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn thông qua việc định hướng các hoạt động, quy trình, quy định,… của doanh nghiệp.
Hệ thống xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Để xây dụng văn hoá doanh nghiệp phù hợp với chân dung doanh nghiệp mà bạn đang định hướng, cùng nghiên cứu hệ thống xây dựng văn hoá doanh nghiệp sau đây mà WowUp dành cho bạn:
Xác định giá trị cốt lõi: Xác định những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp của bạn sẽ theo đuổi. Những giá trị này nên phản ánh những gì bạn tin tưởng và sẽ là nền tảng cho mọi quyết định và hành động.
Phát triển tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng: Tạo ra một tầm nhìn và sứ mệnh cụ thể để hướng dẫn mọi người trong công ty. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ mục đích và hướng đi của công ty.
Tuyển dụng dựa trên văn hóa: Khi tuyển dụng, tìm kiếm những ứng viên có giá trị và hành vi phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Điều này giúp duy trì và củng cố văn hóa từ giai đoạn đầu.
Đào tạo và phát triển nhân viên: Tổ chức các chương trình đào tạo và phát triển để giúp nhân viên nắm vững các giá trị và kỳ vọng của công ty. Điều này cũng giúp họ phát triển kỹ năng và nâng cao hiệu suất làm việc.
Giao tiếp cởi mở và minh bạch: Khuyến khích giao tiếp cởi mở giữa các cấp trong công ty. Cung cấp các kênh để nhân viên có thể đóng góp ý kiến và phản hồi một cách tự do và minh bạch.
Tạo môi trường làm việc tích cực: Xây dựng một môi trường làm việc khuyến khích sự hợp tác, sáng tạo và tôn trọng lẫn nhau. Cung cấp các phúc lợi và điều kiện làm việc tốt để nhân viên cảm thấy hài lòng và có động lực làm việc.
Khuyến khích sự tham gia và gắn kết: Tổ chức các hoạt động gắn kết, như các sự kiện xã hội, hoạt động từ thiện, và các chương trình teambuilding để tạo ra sự đoàn kết và gắn bó giữa các nhân viên.
Công nhận và khen thưởng: Công nhận và khen thưởng những nhân viên thể hiện tốt các giá trị văn hóa của doanh nghiệp. Điều này không chỉ khuyến khích họ mà còn tạo động lực cho những người khác noi theo.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình dài hạn và đòi hỏi sự cam kết từ tất cả các thành viên trong tổ chức. Tuy nhiên, kết quả đạt được sẽ là một môi trường làm việc tích cực, gắn kết và hiệu quả, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Dựa vào những phân tích trên, để chọn được văn hoá phù hợp với doanh nghiệp của mình, bạn cần định hướng giá trị cốt lõi của công ty, tầm nhìn và mục tiêu một cách rõ ràng. Mong rằng bài viết trên của WowUp sẽ hữu ích để giúp bạn có được sự lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!